Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cho trẻ

2/20/2021 9:45:29 AM     99    

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh dịch do virut có tên Dengue gây ra, xâm nhập vào cơ thể người gây lên bệnh. Bệnh rất dễ lây lan do trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, chúng đốt những người bị nhiễm virut, sau đó chích sang người khác truyền bệnh cho họ. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm bùng phát thành dịch bệnh rất nguy hiểm.

2. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Biểu hiện của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác như sốt virut, cảm cúm, sốt phát ban,....Khi trẻ bị sốt xuất huyết sẽ có những triệu chứng cơ bản như sau:

- Trẻ sốt cao đột ngột kéo dài từ 5 đến 7 ngày, không có các triệu chứng viêm họng hay ho hắng, thường kèm theo đau nhức cơ khớp, mỏi mắt, nhức mỏi toàn thân

- Sau 2 đến 3 ngày sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết, cơ thể trẻ sẽ nổi ban đỏ, các nốt ban có thể nổi hoặc chìm dưới da, hình tròn, không ngứa và không biến mất.

- Ở thể nặng hơn, có thể xuất hiện chảy máu mũi, chân răng, đi ngoài ra máu...

vicare.vn-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-benh-sot-xuat-huyet-cho-tre-body-1

3. Chăm sóc trẻ khi trẻ bị sốt xuất huyết

- Khi thấy trẻ sốt, cần hạ sốt cho trẻ đúng cách bằng Paracetamon đơn chất với liều lượng phù hợp hoặc truyền dịch, tốt nhất là có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được cho trẻ uống các loại thuốc như aspirin, Ibuprofen sẽ làm gia tăng tình trạng xuất huyết trong cơ thể.

- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Các loại nước lọc, hoa quả như cam , chanh,... cung cấp lượng Vitamin C làm chắc thành mạch máu, hạn chế tình trạng xuất huyết.

- Lượng thức ăn đưa vào cơ thể bé cũng cần lớn hơn bình thường. Nênchọn các loại thức ăn dạng lỏng, mềm, giàu dinh dưỡng, bé thích ăn để dễ dàng đưa vào cơ thể bé. Các bữa ăn nên được chia thành các bữa nhỏ.

- Theo dõi thường xuyên và cho trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời. Khi thấy bé hết sốt không được chủ quan, với bệnh sốt xuất huyết, khi đến ngày thứ 3 thường tình trạng sốt sẽ chấm dứt, nhưng lúc này chính là tình trạng nguy hiểm nhất, trẻ dễ bị sốc, tình trạng bệnh nặng lên, không điều trị ngay rất dễ dẫn đến tử vong.

- Không được tự ý làm những biện pháp hạ sốt dân gian như cạo gió, không nên cho bé đến những cơ sở y tế không uy tín để truyền dịch hay điều trị.

- Tốt nhất là nên cho bé đi khám khi thấy những biểu hiện bất thường để được trị liệu theo 1 quá trình an toàn nhất.

4. Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ

- Muỗi là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh sốt xuất huyết. Vì thế, các bậc phụ huynh phải vệ sinh môi trường sống thật vệ sinh, sạch sẽ để hạn chế tối đa muỗi trú ngụ, sản sinh và phát triển. Nên phun thuốc chống muỗi 1 năm/1 lần, diệt muỗi bằng các biện pháp như tẩm màn, dùng bình xịt muỗi, bôi kem chống muỗi liên tục cho trẻ. Không cho trẻ vui chơi, sinh hoạt ở những nơi ẩm thấp, tối tăm.

- Luôn luôn buông màn cho trẻ khi ngủ.

- Cung cấp dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

vicare.vn-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh-benh-sot-xuat-huyet-cho-tre-body-2

Sốt xuất huyết là bệnh rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị. Trẻ em da còn non nên bị tác động rất lớn khi bị muỗi đốt, lại chưa có ý thức tránh muỗi, hoạt động vui chơi nhiều không được kiểm soát nên nguy cơ mắc bệnh rất cao. Các bố mẹ nên hiểu biết rõ về căn bệnh sốt xuất huyết này để có cách phòng ngừa và điều trị cho các con một cách tốt nhất.

Xem thêm: